Giáo sư toán học Vũ Hà Văn: Tài trợ cho khoa học thì phải dám mạo hiểm

Vừa qua, Quỹ Đổi mới sáng tạo của Vingroup (VINIF) do Giáo sư Toán học Vũ Hà Văn làm giám đốc khoa học đã ký kết tài trợ 124 tỉ đồng cho 20 ...

Vừa qua, Quỹ Đổi mới sáng tạo của Vingroup (VINIF) do Giáo sư Toán học Vũ Hà Văn làm giám đốc khoa học đã ký kết tài trợ 124 tỉ đồng cho 20 dự án khoa học xuất sắc năm 2019.

Nhân sự kiện này, GS Vũ Hà Văn đã có chia sẻ: "Hiện nay, chúng ta có nhiều quỹ tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, nhưng cái khác biệt tôi muốn tạo ra khi vận hành Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) là một phong cách mới trong nghiên cứu khoa học, hướng đến gây dựng một thế hệ nhà khoa học trẻ dám làm những điều lớn lao, dám khát vọng và dám theo đuổi khát vọng. Họ không còn phải luẩn quẩn với những đề tài “chắc ăn”, nghĩa là viết được bài để nghiệm thu được, mà có thể dám làm những điều họ ước mơ".


- Nhưng liệu đó có phải là một mong muốn đầy phiêu lưu không, thưa giáo sư?

Chúng ta cần phải xác định rằng không phải bất kỳ nghiên cứu nào cũng thành công, không phải bất kỳ nghiên cứu thành công nào cũng tạo ra sản phẩm, và không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng thương mại hóa được. Cho nên, đầu tư nghiên cứu khoa học là đầu tư rủi ro nhưng với giá trị thặng dư lớn. Vì trong 1.000 ý tưởng, chỉ cần 1 thành công là có thể dẫn đến một Google mới.

Và tất nhiên, trong quá trình thành công của Google thì đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn start-up tương tự phá sản. Đó là tư duy ta cần có khi ta đầu tư vào khoa học công nghệ.

- Vậy thì hoạt động tài trợ này của VINIF là một đầu tư có tính rủi ro cao?

Đúng! Đây là một đầu tư mạo hiểm. Nếu có dự án nào đó không thành công thì khoản tài trợ cho dự án là một khoản đầu tư không thành công. Nhưng chúng tôi chấp nhận đánh cược vào tình yêu khoa học và lòng tự trọng của các chủ nhiệm đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn; cung cấp tài chính, vật lực tốt nhất cho họ, không đòi hỏi bất kỳ lợi nhuận nào ở đầu ra, để họ làm ra được sản phẩm khoa học tốt.

Nhưng mặt khác, nhiệm vụ của ban điều hành quỹ là làm sao hạn chế tối đa rủi ro. Chúng tôi cố gắng tìm phương pháp lựa chọn tối ưu, để khả năng thành công của những người được lựa chọn là cao nhất có thể. Cụ thể là chúng tôi đã có một quá trình xét duyệt rất kỹ, gồm 3 vòng. Vòng 1 là do các nhà khoa học trong nước thực hiện, vòng 2 do các nhà khoa học nước ngoài, vòng 3 là phỏng vấn trực tiếp các chủ nhiệm dự án.

Thông qua 2 vòng đầu, ban điều hành quỹ chọn được những ứng viên mà chắc chắn là có khả năng nghiên cứu khoa học tốt. Vòng phỏng vấn trực tiếp giúp ban điều hành có thêm cơ sở để tin tưởng về ý định, về quyết tâm mãnh liệt theo đuổi ước mơ của họ. Khi xét duyệt đề tài, ngay cả ở Mỹ, người ta cũng không cần phải làm đến 3 vòng, và cũng không cần phỏng vấn trực tiếp. Bản thân tôi, người từng chủ trì nhiều dự án, cũng chưa bao giờ phải trực tiếp dự các cuộc phỏng vấn để bảo vệ dự án của mình.

Cả ba vòng xét duyệt trên được tiến hành tuần tự trong thời gian 3 tháng. Hạn nộp đề tài là 31.3 và đến 15.7 chúng tôi đã gửi kết quả xuống các nhà khoa học. Để có được một quá trình xét duyệt nhanh đến như vậy, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tham gia rất tích cực và chuyên nghiệp của đông đảo nhà khoa học trong và ngoài nước, với rất nhiều quốc tịch khác nhau.

Tạo kho dữ liệu để cộng đồng khoa học sử dụng miễn phí


- Được biết, một trong những yêu cầu để nghiệm thu sản phẩm là các nhà khoa học phải có bài đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín ở mức Q1 (mức cao nhất), trong khi hình như có một số chủ nhiệm đề tài đã được chọn chưa từng có công trình được công bố ở tạp chí đẳng cấp tương tự. Giáo sư có cho rằng các nhà khoa học ấy quá tự tin để bước vào “cuộc chơi” này không?

Tôi không nghĩ việc có bài được đăng ở tạp chí Q1 là quá khó đối với những người làm khoa học một cách nghiêm túc. Nên chúng tôi cũng chỉ xem Q1 là một trong vài ba yêu cầu, chứ không phải yêu cầu duy nhất. Một điều mà chúng tôi đánh giá cao ở đích đến của khá nhiều đề tài là chúng sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu lớn và đáng tin cậy nếu được hoàn thành. Việc lập các ứng dụng trên cơ sở dữ liệu lớn hiện nay là xu hướng của toàn thế giới.

Nhưng khó khăn ở Việt Nam hiện nay là cơ sở dữ liệu đáng tin cậy rất ít, hầu như không có để mà ứng dụng. Vì thế, rất nhiều đề tài của Quỹ đều hướng tới một trong những mục tiêu là xây dựng cơ sở dữ liệu sạch, tức là dữ liệu có thể tin cậy được. Quỹ giao hẹn với các nhà nghiên cứu là các hệ cơ sở dữ liệu này khi đã được tạo ra thì sẽ được công khai đề toàn cộng đồng khoa học có thể sử dụng.

Ví dụ, khi một nhà khoa học của Viện Quân y 108 tạo ra được cơ sở dữ liệu về viêm gan B thì sẽ có rất nhiều bác sĩ trên cả nước, thậm chí của thế giới, cũng có thể sử dụng. Trong con mắt chúng tôi, việc hoàn thành được cơ sở dữ liệu tốt còn quan trọng hơn bài báo vì tính chia sẻ của nó rất cao và lợi ích mang lại cho cộng đồng cũng hơn hẳn.

Sẽ giúp người trẻ thực hiện hoài bão


- Trong phần trình bày rất ngắn gọn của mình tại lễ ký kết tài trợ của Quỹ với 20 nhà khoa học chủ nhiệm đề tài được lựa chọn, giáo sư tỏ ra rất hào hứng và nhấn mạnh rằng sẽ có nhiều nghiên cứu sinh tham gia thực hiện các đề tài này. Có vẻ như giáo sư đặc biệt quan tâm tới đào tạo?

Hiển nhiên là tôi rất quan tâm, vì tương lai của chúng ta phụ thuộc vào các bạn trẻ. Để khoa học Việt Nam phát triển, không có cách gì khác là đào tạo được lớp trí thức mới mà họ năng động, dám làm những cái mà thế hệ của tôi, thế hệ kế cận tôi chưa dám làm, hay chưa có điều kiện làm.

Có 2 cách để tạo ra lớp trí thức mới này: giúp các bạn trẻ được đào tạo sau đại học ở nước ngoài, hoặc hỗ trợ để các nhà khoa học có điều kiện đào tạo với chất lượng cao ngay ở trong nước. Tôi không phân biệt là gửi ra nước ngoài thì tốt hơn ở trong nước, hoặc cũng không sợ là gửi ra nước ngoài thì họ không về nữa, như chảy máu chất xám. Cho nên, Quỹ đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ cho đào tạo, không chỉ thông qua chương trình mà chúng ta đang nói tới, để các bạn trẻ có khả năng được lựa chọn hình thức phù hợp nhất, giúp họ phát triển cá nhân được mức tốt nhất.

- Các chủ nhiệm đề tài được chọn để tài trợ hầu hết đều còn trẻ. Điều này là vô tình hay có chủ ý?

Chúng tôi chưa thống kê, nhưng chắc chắn một điều là hầu hết mọi người đều trẻ hơn tôi. Chúng tôi cũng không đặt ra yêu cầu cụ thể lứa tuổi phải là bao nhiêu. Thực tế thì chủ nhiệm những đề tài xuất sắc nhất là những người còn tương đối trẻ. Điều này phù hợp với quy luật tự nhiên, vì khi còn trẻ thì không những họ có nhiều hoài bão mà còn có đủ năng lượng, thời gian và sức khoẻ để thực hiện chúng.

Chỉ tiếc là chúng tôi không chọn được nhiều đề tài hơn. Trong hoàn cảnh hiện tại, nhà khoa học đạt chuẩn quốc tế, có hoài bão, có kinh nghiệm nghiên cứu ở Việt Nam rất ít. Ngay cả việc tìm nghiên cứu viên cho Viện Big Data của chúng tôi cũng không phải dễ dàng.

- Giáo sư có e ngại rằng trong đợt xét tài trợ đề tài đầu tiên này, Quỹ đã “vét” hết nhân tài, nên đợt sau không còn người để xét?

Tôi không nghĩ như vậy. Như năm nay chẳng hạn, ngoài 20 đề tài được xét thì có một số đề tài tôi nghĩ lẽ ra có thể viết tốt hơn, nếu có thêm thời gian để các tác giả đề tài đó suy nghĩ được thấu đáo. Hơn nữa, có thể đây là năm đầu tiên Quỹ chính thức hoạt động nên có nhiều nhà khoa học còn hoài nghi, chưa tin tưởng nên chưa tham gia.

Trong các đề tài hiện tại, đã có khá nhiều nhà khoa học Việt kiều tham gia, con số này trong tương lai có thể cao hơn nữa. Hy vọng rằng ngọn lửa mới nhóm lên hôm nay, sẽ bùng lên mạnh mẽ hơn, lan toả hơn trong tương lai.

- Xin cảm ơn giáo sư!

Theo Thanh Niên. Người đăng: Dịu Nguyễn.

Danh sách 20 dự án nhận tai trợ 124 tỷ đồng từ VinIF:
Giáo sư toán học Vũ Hà Văn là ai? Xem bài: Vũ Hà Văn.
Tên

Ảnh đẹp,18,Bài giảng điện tử,10,Bạn đọc viết,225,Bất đẳng thức,75,Bđt Nesbitt,3,Bổ đề cơ bản,9,Bồi dưỡng học sinh giỏi,41,Cabri 3D,2,Các nhà Toán học,129,Câu đố Toán học,83,Câu đối,3,Cấu trúc đề thi,15,Chỉ số thông minh,4,Chuyên đề Toán,289,congthuctoan,9,Công thức Thể tích,11,Công thức Toán,112,Cười nghiêng ngả,31,Danh bạ website,1,Dạy con,8,Dạy học Toán,279,Dạy học trực tuyến,20,Dựng hình,5,Đánh giá năng lực,1,Đạo hàm,17,Đề cương ôn tập,39,Đề kiểm tra 1 tiết,29,Đề thi - đáp án,986,Đề thi Cao đẳng,15,Đề thi Cao học,7,Đề thi Đại học,159,Đề thi giữa kì,20,Đề thi học kì,134,Đề thi học sinh giỏi,128,Đề thi THỬ Đại học,401,Đề thi thử môn Toán,65,Đề thi Tốt nghiệp,46,Đề tuyển sinh lớp 10,100,Điểm sàn Đại học,5,Điểm thi - điểm chuẩn,221,Đọc báo giúp bạn,13,Epsilon,9,File word Toán,35,Giải bài tập SGK,16,Giải chi tiết,196,Giải Nobel,1,Giải thưởng FIELDS,24,Giải thưởng Lê Văn Thiêm,4,Giải thưởng Toán học,5,Giải tích,29,Giải trí Toán học,170,Giáo án điện tử,11,Giáo án Hóa học,2,Giáo án Toán,18,Giáo án Vật Lý,3,Giáo dục,363,Giáo trình - Sách,81,Giới hạn,20,GS Hoàng Tụy,8,GSP,6,Gương sáng,208,Hằng số Toán học,19,Hình gây ảo giác,9,Hình học không gian,108,Hình học phẳng,91,Học bổng - du học,12,IMO,13,Khái niệm Toán học,66,Khảo sát hàm số,36,Kí hiệu Toán học,13,LaTex,12,Lịch sử Toán học,81,Linh tinh,7,Logic,11,Luận văn,1,Luyện thi Đại học,231,Lượng giác,57,Lương giáo viên,3,Ma trận đề thi,7,MathType,7,McMix,2,McMix bản quyền,3,McMix Pro,3,McMix-Pro,3,Microsoft phỏng vấn,11,MTBT Casio,28,Mũ và Logarit,38,MYTS,8,Nghịch lí Toán học,11,Ngô Bảo Châu,49,Nhiều cách giải,36,Những câu chuyện về Toán,15,OLP-VTV,33,Olympiad,308,Ôn thi vào lớp 10,3,Perelman,8,Ph.D.Dong books,7,Phần mềm Toán,26,Phân phối chương trình,8,Phụ cấp thâm niên,3,Phương trình hàm,4,Sách giáo viên,15,Sách Giấy,11,Sai lầm ở đâu?,13,Sáng kiến kinh nghiệm,8,SGK Mới,24,Số học,57,Số phức,34,Sổ tay Toán học,4,Tạp chí Toán học,38,TestPro Font,1,Thiên tài,95,Thống kê,2,Thơ - nhạc,9,Thủ thuật BLOG,14,Thuật toán,3,Thư,2,Tích phân,79,Tính chất cơ bản,15,Toán 10,149,Toán 11,179,Toán 12,392,Toán 9,67,Toán Cao cấp,26,Toán học Tuổi trẻ,26,Toán học - thực tiễn,100,Toán học Việt Nam,29,Toán THCS,22,Toán Tiểu học,5,toanthcs,6,Tổ hợp,39,Trắc nghiệm Toán,222,TSTHO,5,TTT12O,1,Tuyển dụng,11,Tuyển sinh,272,Tuyển sinh lớp 6,8,Tỷ lệ chọi Đại học,6,Vật Lý,24,Vẻ đẹp Toán học,109,Vũ Hà Văn,2,Xác suất,28,
ltr
item
Toán Học Việt Nam: Giáo sư toán học Vũ Hà Văn: Tài trợ cho khoa học thì phải dám mạo hiểm
Giáo sư toán học Vũ Hà Văn: Tài trợ cho khoa học thì phải dám mạo hiểm
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiRq3CAMtk_a9sR1yvTCh9gJl0XGDuRBkBnJGVKKsozU7Kxgoh8ppNuDBEMLrdZatgPieEbO19uWhJOzOPQbGzgOLwn4tJTyE1_4NYnMYDSpVIZk8LUxCvDYJjZ4BnT0MFd2T_wSeypAhS1/s1600/_20190823_182217.JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiRq3CAMtk_a9sR1yvTCh9gJl0XGDuRBkBnJGVKKsozU7Kxgoh8ppNuDBEMLrdZatgPieEbO19uWhJOzOPQbGzgOLwn4tJTyE1_4NYnMYDSpVIZk8LUxCvDYJjZ4BnT0MFd2T_wSeypAhS1/s72-c/_20190823_182217.JPG
Toán Học Việt Nam
https://www.mathvn.com/2019/08/giao-su-toan-hoc-vu-ha-van-tai-tro-cho.html
https://www.mathvn.com/
https://www.mathvn.com/
https://www.mathvn.com/2019/08/giao-su-toan-hoc-vu-ha-van-tai-tro-cho.html
true
2320749316864824645
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS Xem tất cả BÀI ĐỀ XUẤT CHO BẠN LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Về Trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục bài viết