30 Tết nói chuyện Câu đối và Toán học

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh Trong các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống vào ngày xuân, khôn...

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Trong các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống vào ngày xuân, không thể nào bỏ qua câu đối. Thú vui tao nhã này đã có từ rất lâu, nó đi vào văn học và đời sống như một lẽ tự nhiên của đất trời.
macvixuantanhoalactan
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi Mai (Mãn Giác Thiền sư)
Câu đối là gì?

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm diễn đạt ý tưởng, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội. Nguyên thủy từ đối (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.

Nguồn gốc câu đối

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.
Câu đối được xem là "tinh hoa" của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Nguyên tắc của câu đối
Câu đối được xem là chỉnh đối (hay đối cân) phải thỏa mãn hai nguyên tắc sau:
1. Ngữ nghĩa: Các từ sử dụng trong hai vế đối phải tương xứng nhau về các mặt:
- Luật bằng-trắc: Thanh bằng phải đối với thanh trắc và ngược lại
- Từ loại: Thực tự (như trời, đất, cây, tên người, địa danh...) phải được đối với thực tự. Hư tự (là các từ nối, từ đệm như thì, là, mà, nhưng...) phải được đối với hư tự. Danh/động/tính từ phải đối với danh/động/tính từ. Từ láy phải đối với từ láy.
- Xuất xứ: Nhằm tăng tính đa dạng và lắt léo, người ra đối thường sử dụng các điển tích văn học, thành ngữ ca dao, cách ngôn tục ngữ hoặc vấn đề thời sự... để đưa vào vế đối.
Người đối lại cũng phải đưa ra các điển tích, thành ngữ... tương ứng để đối.

2. Ngữ cảnh: Ý của hai câu phải tương xứng, có thể đồng điệu hoặc đối nghịch với nhau.

Hai nguyên tắc này có thể được diễn dịch nôm na bởi từ Đối: Đối xứng (Ngữ nghĩa) và Đối đáp (Ngữ cảnh).

Phân loại câu đối
Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý nghĩa, gồm các loại sau:

*Câu đối mừng: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...
Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.
Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm
(Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới)

*Câu đối phúng: làm để viếng người chết.
Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất tưởi chân nam chân chiêu, ví tớ đỡ đần trong mọi việc
Bà đi đâu vợi mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
(Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)

*Câu đối Tết: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
(Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc còn hàn vi)

*Câu đối thờ: là những câu tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo những chỗ thờ.
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
(Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)

hoặc:
Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh
Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang
(Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)

hoặc:
Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.
Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.
(Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế)

*Câu đối tự thuật: là những câu kể ý chí, sự nghiệp của mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng ềnh
(Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)

*Câu đối đề tặng: là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho người khác.
Nếu giầu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm
Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng
(Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)

*Câu đối tức cảnh: là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
(Hồ Xuân Hương)

*Câu đối chiết tự (chiết: bẻ gãy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy?
Vu à chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh à đứa, đứa nào đứa này?

*Câu đối trào phúng: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)

*Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
Gái có chông như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngõng.
Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

*Câu đối thách (đối hay đố): người ta còn nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lại
(Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)

Công thức đo độ khó của vế đối

+ Gọi N là tổng số từ của vế đối
+ Gọi x là tổng của các quy luật tìm thấy trong vế đối
+ Độ khó (K) là tỷ số giữa tổng các quy luật (x) và tổng số từ (N) của vế đối: K = x/N
Ví dụ 1:
Xét vế đối của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm: "Da trắng vỗ bì bạch"
+ Ta có N = 5
+ Tính các quy luật:
Luật 1: Da <=> bì
Luật 2: Trắng <=> bạch
Luật 3: Bì bạch là từ láy (2)
Như vậy, x = 3.
Độ khó của vế đối này là: K = 3/5 = 0.6

Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối như
1. Rừng sâu mưa lâm thâm
2. Quạ vàng đội kim ô
3. Trời xanh màu thiên thanh
nhưng chưa chỉnh. Câu đối đã được đăng ở quyển "Thế giới mới" được coi là tạm ổn nhất: "Tay sơ sờ tí ti" . Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay còn trong sạch, nguyên vẹn.

Ví dụ 2: Giai thoại đối đáp giữa hai danh tướng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm.

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế


Xét vế đối của Đặng Trần Thường: "Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai"
+ N = 13
+ x1 = 4 (5 từ "ai", nhưng có 2 từ điệp lại trong "Ai công hầu, ai khanh tướng" chỉ được tính 1)
+ x2 = 1 (công hầu <=> khanh tướng)
+ x = 5
+ K = 5/13 = 0.38

Ví dụ 3: Dành cho bạn đọc.
"Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án gián áo!"

Có người đối như sau nhưng không chỉnh:

"Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa , nhòa cả hương lỉnh lương hưu, lưu hương"

Ví dụ 4: Dành cho bạn đọc
Đi xe đạp đạp xe đi vừa đạp vừa đi là đi xe đạp
Thầy toán học học toán thầy vừa học vừa thầy là thầy toán học
Những vế đối chưa đối được
Có những vế câu đối rất khó đối (đến bây giờ vẫn chưa ai đối được) như:

1. Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.
Vế này khó đối vì hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
Vào vụ đông trường nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.
Vế này cũng khó đối vì đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lý) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa trong năm).
2. Không vô trong nội nhớ hoài. (Tự Đức)
Vế đối này thì cực khó rồi (Bạn thử tìm hiểu tại sao).
Tên

Ảnh đẹp,18,Bài giảng điện tử,10,Bạn đọc viết,225,Bất đẳng thức,75,Bđt Nesbitt,3,Bổ đề cơ bản,9,Bồi dưỡng học sinh giỏi,41,Cabri 3D,2,Các nhà Toán học,129,Câu đố Toán học,83,Câu đối,3,Cấu trúc đề thi,15,Chỉ số thông minh,4,Chuyên đề Toán,289,congthuctoan,9,Công thức Thể tích,11,Công thức Toán,112,Cười nghiêng ngả,31,Danh bạ website,1,Dạy con,8,Dạy học Toán,279,Dạy học trực tuyến,20,Dựng hình,5,Đánh giá năng lực,1,Đạo hàm,17,Đề cương ôn tập,39,Đề kiểm tra 1 tiết,29,Đề thi - đáp án,986,Đề thi Cao đẳng,15,Đề thi Cao học,7,Đề thi Đại học,159,Đề thi giữa kì,20,Đề thi học kì,134,Đề thi học sinh giỏi,128,Đề thi THỬ Đại học,401,Đề thi thử môn Toán,65,Đề thi Tốt nghiệp,46,Đề tuyển sinh lớp 10,100,Điểm sàn Đại học,5,Điểm thi - điểm chuẩn,221,Đọc báo giúp bạn,13,Epsilon,9,File word Toán,35,Giải bài tập SGK,16,Giải chi tiết,196,Giải Nobel,1,Giải thưởng FIELDS,24,Giải thưởng Lê Văn Thiêm,4,Giải thưởng Toán học,5,Giải tích,29,Giải trí Toán học,170,Giáo án điện tử,11,Giáo án Hóa học,2,Giáo án Toán,18,Giáo án Vật Lý,3,Giáo dục,363,Giáo trình - Sách,81,Giới hạn,20,GS Hoàng Tụy,8,GSP,6,Gương sáng,208,Hằng số Toán học,19,Hình gây ảo giác,9,Hình học không gian,108,Hình học phẳng,91,Học bổng - du học,12,IMO,13,Khái niệm Toán học,66,Khảo sát hàm số,36,Kí hiệu Toán học,13,LaTex,12,Lịch sử Toán học,81,Linh tinh,7,Logic,11,Luận văn,1,Luyện thi Đại học,231,Lượng giác,57,Lương giáo viên,3,Ma trận đề thi,7,MathType,7,McMix,2,McMix bản quyền,3,McMix Pro,3,McMix-Pro,3,Microsoft phỏng vấn,11,MTBT Casio,28,Mũ và Logarit,38,MYTS,8,Nghịch lí Toán học,11,Ngô Bảo Châu,49,Nhiều cách giải,36,Những câu chuyện về Toán,15,OLP-VTV,33,Olympiad,308,Ôn thi vào lớp 10,3,Perelman,8,Ph.D.Dong books,7,Phần mềm Toán,26,Phân phối chương trình,8,Phụ cấp thâm niên,3,Phương trình hàm,4,Sách giáo viên,15,Sách Giấy,11,Sai lầm ở đâu?,13,Sáng kiến kinh nghiệm,8,SGK Mới,24,Số học,57,Số phức,34,Sổ tay Toán học,4,Tạp chí Toán học,38,TestPro Font,1,Thiên tài,95,Thống kê,2,Thơ - nhạc,9,Thủ thuật BLOG,14,Thuật toán,3,Thư,2,Tích phân,79,Tính chất cơ bản,15,Toán 10,149,Toán 11,179,Toán 12,392,Toán 9,67,Toán Cao cấp,26,Toán học Tuổi trẻ,26,Toán học - thực tiễn,100,Toán học Việt Nam,29,Toán THCS,22,Toán Tiểu học,5,toanthcs,6,Tổ hợp,39,Trắc nghiệm Toán,222,TSTHO,5,TTT12O,1,Tuyển dụng,11,Tuyển sinh,272,Tuyển sinh lớp 6,8,Tỷ lệ chọi Đại học,6,Vật Lý,24,Vẻ đẹp Toán học,109,Vũ Hà Văn,2,Xác suất,28,
ltr
item
Toán Học Việt Nam: 30 Tết nói chuyện Câu đối và Toán học
30 Tết nói chuyện Câu đối và Toán học
http://i435.photobucket.com/albums/qq71/nghiemkidy/mac_vi_xuan_tan-s.jpg
Toán Học Việt Nam
https://www.mathvn.com/2009/01/30-tt-ni-chuyn-cu-i-v-ton-hc.html
https://www.mathvn.com/
https://www.mathvn.com/
https://www.mathvn.com/2009/01/30-tt-ni-chuyn-cu-i-v-ton-hc.html
true
2320749316864824645
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS Xem tất cả BÀI ĐỀ XUẤT CHO BẠN LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Về Trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục bài viết