Bài viết này giới thiệu đến học sinh lớp 12 những nội dung quan trọng trong đề thi môn Toán thi thpt quốc gia năm 2019, theo sự tổng hợp và ...
Bài viết này giới thiệu đến học sinh lớp 12 những nội dung quan trọng trong đề thi môn Toán thi thpt quốc gia năm 2019, theo sự tổng hợp và kinh nghiệm của cô giáo Phạm Thị Hoa.
1. Chuyên đề Khảo sát hàm số: Chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi (12 câu) và cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề (3 câu vận dụng cao). Các câu hỏi ở mức độ nhận biết – thông hiểu đều rơi vào các dạng bài quen thuộc như xét tính đồng biến, nghịch biến , cực trị, min max, đồ thị….
Những câu này học sinh nắm rõ kiến thức cơ bản là giải quyết được, nhưng thường mắc sai lầm ở một số dạng bài như đề bài cho đồ thị y = f’(x) lại hiểu nhầm thành đồ thị y = f(x), đọc sai số đường tiệm cận…
Bên cạnh đó, những câu vận dụng – vận dụng cao đều được lồng ghép kiến thức của các chuyên đề khác, như: các bài toán cực trị trong hình học, bài toán vật lý…
2. Chuyên đề Mũ và Logarit: Phần này có những câu cơ bản yêu cầu học sinh nắm rõ lý thuyết, tính chất và công thức biến đổi cơ bản để làm lý thuyết và những câu biến đổi đơn giản.
Trong đề thi vẫn có dạng bài toán lãi suất, nhưng mức độ câu hỏi rất cơ bản không làm khó thí sinh. Về phần phương trình và bất phương trình, học sinh thường quên tìm điều kiện, hoặc không kết hợp điều kiện, nên dễ dẫn tới kết quả sai.
3. Chuyên đề Số phức: Chuyên đề này không có thay đổi nhiều so với các đề thi năm trước, các dạng bài đều quen thuộc với thí sinh, trong đó 5 câu hỏi chia đều cho 4 cấp độ nhận thức trong đề. Câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài: xác định số phức thỏa mãn điều kiện cho trước.
4. Chuyên đề Nguyên hàm – tích phân - ứng dụng: Đề bài có 6 câu hỏi, trong đó câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài: tính diện tích hình phẳng, nhưng cho ở dạng hình vẽ. Với dạng này, thí sinh cần phải nắm được kiến thức lớp 10 (hình elip) và biết cách tọa độ hóa lên mới làm được câu hỏi này.
5. Chuyên đề Hình học không gian Oxyz: Số lượng là 8 câu hỏi. Các câu hỏi thuộc phần nhận biết – thông hiểu quen thuộc, thí sinh có thể hoàn thành nhanh chóng. Ở câu hỏi mang tính phân loại, mức độ tư duy tăng dần, học sinh cần biết cách quy một bài toán hình tọa độ không gian sang các dạng bài hình học phẳng.
6. Chuyên đề Khối đa diện – tròn xoay: Số lượng câu hỏi là 8 câu, chiếm khoảng 15% câu hỏi trong đề. Các câu hỏi các dạng bài quen thuộc: tính góc, tính khoảng cách, tính thể tích của các hình khối quen thuộc.
Câu hỏi khó nhất thuộc phần này là câu về thể tích của một khối đa diện, đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được.
7. Các chuyên đề khác: Những câu hỏi còn lại thuộc các chuyên đề tổ hợp – xác suất, cấp số cộng – cấp số nhân; phương trình – hệ phương trình – bất phương trình,... chiếm khoảng 10% số lượng câu hỏi trong đề. Các dạng bài đều không khó, quen thuộc với học sinh.
Đề thi đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT và chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, số câu hỏi lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 90%).
Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 10%) và gần như chỉ rơi vào chương trình lớp 11. Tuy nhiên, thí sinh muốn đạt điểm cao ở các khối thi Đại học có môn Toán, thì cần nắm chắc kiến thức trong cả ba năm học phổ thông.
Hầu hết các chuyên đề đều có bài toán liên hệ thực tiễn và thường lồng ghép nhiều chuyên đề với nhau. Vì thế, học sinh muốn làm được những câu này phải nắm chắc hệ thống kiến thức và vận dụng linh hoạt vào bài toán.
Theo Phạm Thị Hoa (GV Toán).
SỐ CÂU HỎI TRONG MỖI CHUYÊN ĐỀ TOÁN
Theo đề thi minh họa môn Toán của Bộ năm 2019, các em học sinh lớp 12 cần tập trung vào các chuyên đề sau:1. Chuyên đề Khảo sát hàm số: Chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi (12 câu) và cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề (3 câu vận dụng cao). Các câu hỏi ở mức độ nhận biết – thông hiểu đều rơi vào các dạng bài quen thuộc như xét tính đồng biến, nghịch biến , cực trị, min max, đồ thị….
Những câu này học sinh nắm rõ kiến thức cơ bản là giải quyết được, nhưng thường mắc sai lầm ở một số dạng bài như đề bài cho đồ thị y = f’(x) lại hiểu nhầm thành đồ thị y = f(x), đọc sai số đường tiệm cận…
Bên cạnh đó, những câu vận dụng – vận dụng cao đều được lồng ghép kiến thức của các chuyên đề khác, như: các bài toán cực trị trong hình học, bài toán vật lý…
2. Chuyên đề Mũ và Logarit: Phần này có những câu cơ bản yêu cầu học sinh nắm rõ lý thuyết, tính chất và công thức biến đổi cơ bản để làm lý thuyết và những câu biến đổi đơn giản.
Trong đề thi vẫn có dạng bài toán lãi suất, nhưng mức độ câu hỏi rất cơ bản không làm khó thí sinh. Về phần phương trình và bất phương trình, học sinh thường quên tìm điều kiện, hoặc không kết hợp điều kiện, nên dễ dẫn tới kết quả sai.
3. Chuyên đề Số phức: Chuyên đề này không có thay đổi nhiều so với các đề thi năm trước, các dạng bài đều quen thuộc với thí sinh, trong đó 5 câu hỏi chia đều cho 4 cấp độ nhận thức trong đề. Câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài: xác định số phức thỏa mãn điều kiện cho trước.
4. Chuyên đề Nguyên hàm – tích phân - ứng dụng: Đề bài có 6 câu hỏi, trong đó câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài: tính diện tích hình phẳng, nhưng cho ở dạng hình vẽ. Với dạng này, thí sinh cần phải nắm được kiến thức lớp 10 (hình elip) và biết cách tọa độ hóa lên mới làm được câu hỏi này.
5. Chuyên đề Hình học không gian Oxyz: Số lượng là 8 câu hỏi. Các câu hỏi thuộc phần nhận biết – thông hiểu quen thuộc, thí sinh có thể hoàn thành nhanh chóng. Ở câu hỏi mang tính phân loại, mức độ tư duy tăng dần, học sinh cần biết cách quy một bài toán hình tọa độ không gian sang các dạng bài hình học phẳng.
6. Chuyên đề Khối đa diện – tròn xoay: Số lượng câu hỏi là 8 câu, chiếm khoảng 15% câu hỏi trong đề. Các câu hỏi các dạng bài quen thuộc: tính góc, tính khoảng cách, tính thể tích của các hình khối quen thuộc.
Câu hỏi khó nhất thuộc phần này là câu về thể tích của một khối đa diện, đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được.
7. Các chuyên đề khác: Những câu hỏi còn lại thuộc các chuyên đề tổ hợp – xác suất, cấp số cộng – cấp số nhân; phương trình – hệ phương trình – bất phương trình,... chiếm khoảng 10% số lượng câu hỏi trong đề. Các dạng bài đều không khó, quen thuộc với học sinh.
CẤU TRÚC CHUNG CỦA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM TOÁN
Theo cấu trúc ra bài thi trắc nghiệm môn toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp chiếm tỉ lệ 60% bài thi. Vì vậy, các em cần học tốt các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa trước khi mở rộng kiến thức nâng cao.Đề thi đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT và chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, số câu hỏi lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 90%).
Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 10%) và gần như chỉ rơi vào chương trình lớp 11. Tuy nhiên, thí sinh muốn đạt điểm cao ở các khối thi Đại học có môn Toán, thì cần nắm chắc kiến thức trong cả ba năm học phổ thông.
Hầu hết các chuyên đề đều có bài toán liên hệ thực tiễn và thường lồng ghép nhiều chuyên đề với nhau. Vì thế, học sinh muốn làm được những câu này phải nắm chắc hệ thống kiến thức và vận dụng linh hoạt vào bài toán.
Theo Phạm Thị Hoa (GV Toán).