Gần đây, một đại biểu HĐND ở TP HCM (có chức danh Phó giáo sư, trình độ Tiến sĩ) đã hiến kế chống ngập ở thành phố như sau: “Trước mỗi ngô...
Gần đây, một đại biểu HĐND ở TP HCM (có chức danh Phó giáo sư, trình độ Tiến sĩ) đã hiến kế chống ngập ở thành phố như sau:
Bài viết này sẽ trích đăng bài "Mô hình hóa toán học" của bài toán "ĐỰNG MƯA VÀO LU" trong một status của GS Phung Ho Hai.
Mô hình hóa toán học là một khâu quan trọng trong việc ứng dụng Toán học vào giải quyết các bài toán thực tế. Mô hình hóa toán học là cách phiên dịch một vấn đề của thực tế cuộc sống, hay của khoa học, kỹ thuật sang ngôn ngữ của Toán học để từ đó có thể giải quyết nó bằng các phương pháp của toán học.
Tất nhiên, khi phiên dịch thì luôn có sai sót, và mô hình hóa toán học cũng vậy. Thông thường, sai sót là rất lớn, do đó, các lời giải toán học thường rất xa với thực tế. Nhưng thông qua việc so sánh lời giải toán học với thực tế người ta có thể hoàn thiện các mô hình, làm cho nó sát với thực tế hơn.
Chúng ta lập mô hình như sau:
Mưa ở mức vừa: 20mm/24h
Lu lớn: chứa 1 m^3 (mét khối) nước một chiếc.
Mật độ dân số TP.HCM: khoảng 4000 người/km^2
Chuyển đơn vị:
20mm = 0,02 m
1km^2= 1.000.000. m^2
24h=1 ngày
Vậy sau một ngày có mưa vừa, lượng mưa xuống 1km^2 ở TpHCM là
0,02 x 1.000.000= 20.000 m^3
Do đó số lu cần thiết là 20.000 chiếc.
Kết luận: nếu trung bình mỗi người dân TpHCM có 5 cái lu lớn thì có thể đựng hết lượng nước mưa trong một ngày, nếu trời mưa vừa.
Tất nhiên, sau khi có lời giải toán học thì cần phải so sánh nó với thực tế. Tình hình là tốn khá nhiều lu. Giải pháp điều chỉnh: thay lu, thay mưa, thay dân,... ;-)
P.S:
- Nhà ở TpHCM thì chật, việc phải chứa thêm vài cái lu trong nhà nữa thì rất tốn không gian trong ... những ngày không mưa.
- Bài viết mang tính giải trí là chính.
“Trước mỗi ngôi nhà ở nông thôn, chúng ta thấy có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Theo kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực, họ cũng sử dụng cái lu này để chống ngập nước.
Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này tại TP HCM bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình, phi công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà, một cộng đồng dân cư một lu nước to để hứng nước mưa”.
Bài viết này sẽ trích đăng bài "Mô hình hóa toán học" của bài toán "ĐỰNG MƯA VÀO LU" trong một status của GS Phung Ho Hai.
Mô hình hóa Toán học
Mô hình hóa toán học là một khâu quan trọng trong việc ứng dụng Toán học vào giải quyết các bài toán thực tế. Mô hình hóa toán học là cách phiên dịch một vấn đề của thực tế cuộc sống, hay của khoa học, kỹ thuật sang ngôn ngữ của Toán học để từ đó có thể giải quyết nó bằng các phương pháp của toán học.
Tất nhiên, khi phiên dịch thì luôn có sai sót, và mô hình hóa toán học cũng vậy. Thông thường, sai sót là rất lớn, do đó, các lời giải toán học thường rất xa với thực tế. Nhưng thông qua việc so sánh lời giải toán học với thực tế người ta có thể hoàn thiện các mô hình, làm cho nó sát với thực tế hơn.
![]() |
Bài toán dùng lu đựng nước mưa chống ngập qua biếm hoạ của Tuổi trẻ Cười |
Bài toán Đựng Mưa Vào Lu
Chúng ta lập mô hình như sau:
Mưa ở mức vừa: 20mm/24h
Lu lớn: chứa 1 m^3 (mét khối) nước một chiếc.
Mật độ dân số TP.HCM: khoảng 4000 người/km^2
Chuyển đơn vị:
20mm = 0,02 m
1km^2= 1.000.000. m^2
24h=1 ngày
Vậy sau một ngày có mưa vừa, lượng mưa xuống 1km^2 ở TpHCM là
0,02 x 1.000.000= 20.000 m^3
Do đó số lu cần thiết là 20.000 chiếc.
Kết luận: nếu trung bình mỗi người dân TpHCM có 5 cái lu lớn thì có thể đựng hết lượng nước mưa trong một ngày, nếu trời mưa vừa.
Tất nhiên, sau khi có lời giải toán học thì cần phải so sánh nó với thực tế. Tình hình là tốn khá nhiều lu. Giải pháp điều chỉnh: thay lu, thay mưa, thay dân,... ;-)
P.S:
- Nhà ở TpHCM thì chật, việc phải chứa thêm vài cái lu trong nhà nữa thì rất tốn không gian trong ... những ngày không mưa.
- Bài viết mang tính giải trí là chính.
Theo Phung Ho Hai. Người đăng: Tố Uyên.