Ngày 14/7/2019, Giáo sư Hoàng Tụy - cây đại thụ của nền Toán học Việt Nam - đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 92, để lại niềm tiếc thương vô ...
Ngày 14/7/2019, Giáo sư Hoàng Tụy - cây đại thụ của nền Toán học Việt Nam - đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 92, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong cộng đồng Toán học và Giáo dục Việt Nam. Sáng nay 19/7, hàng nghìn người đã đến đưa tiễn Giáo sư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Về cống hiến của Giáo sư Hoàng Tụy đã có nhiều người, nhiều bài báo đề cập. Dù nhìn ở khía cạnh nào, dù là ai đánh giá, tất cả cùng hội tụ về một điểm, rằng cả cuộc đời GS Hoàng Tụy đã dâng hiến trọn vẹn cho Khoa học và Giáo dục.
Hơn 170 công trình khoa học - phần lớn đăng trên các tạp chí quốc tế hàng đầu, 3 chuyên khảo nổi tiếng, đồng sáng lập 3 tạp chí khoa học uy tín, hàng chục giáo trình Đại học và Phổ thông… Lát cắt Tụy, Thuật toán chia nón kiểu Tụy, Định lý bất tương thích Tụy… - không thể kể hết được, tất cả cộng hưởng lại, tạo nên một nhà khoa học Hoàng Tụy cao lớn.
Không khó để nhận ra, trong hàng trăm đóng góp cho khoa học của GS Hoàng Tụy thì “ Lắt cắt Tụy” là kỳ vĩ nhất. Với nhân loại, Ông đã đi vào lịch sử toán học của thế giới trong tư cách người mở đường cho ngành toán học Quy hoạch Lõm mà “Lát cắt Tụy” đã trở thành kinh điển. Đó là niềm tự hào dài lâu của Toán học Việt Nam.
Nhưng ngoài những công trình khoa học đồ sộ, ngoài những cống hiến to lớn cho giáo dục, còn nữa những cốt cách sáng ngời ngời của một Hoàng Tụy chí sĩ.
Kiên định chuyên môn là tầm nhìn xuyên suốt trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học của GS Hoàng Tụy. Chính tầm nhìn này đã giúp cho Ông vững tay lái vượt qua khó khăn để đi đến toàn thắng cuối cùng, minh chứng sự đúng đắn của một trí tuệ khoa học lớn.
Khoa học và giáo dục không phân biệt tầng lớp, giai cấp. Khi lãnh đạo Khoa Toán của Đại học Tổng hợp, GS Hoàng Tuỵ đã luôn tuân thủ quy luật này. Ông chỉ lấy chuyên môn là tiêu chuẩn duy nhất. Viện Toán học, dưới sự lãnh đạo của GS Hoàng Tụy, vẫn luôn kiên định thuần chuyên môn, không chạy theo các xu thế tạm thời.
Muốn ganh đua trong tốp đầu quốc tế, muốn trở thành cường quốc, thì phải có những tài năng siêu việt. Tài năng siêu việt sẽ thui chột nếu không có đất sinh sống, nếu sinh ra không đúng thời, nếu không được phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo.
Vào những năm khó khăn nhất của chiến tranh, trong hoàn cảnh thiếu thốn thông tin và cơ sở đào tạo, cũng không có nhiều thầy giáo giỏi, thì GS Hoàng Tụy đã nhìn thấy lối thoát là đào tạo năng khiếu để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Cùng với GS Lê Văn Thiêm, được sự ủng hộ của GS Tạ Quang Bửu, Ông đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống trường chuyên. Nhờ đó mà Toán học Việt Nam có nhiều tài năng nổi danh. Trong số đó có GS Ngô Bảo Châu với giải thưởng Fields danh giá mà nhiều thập kỷ nữa may ra mới tái xuất hiện.
Đừng nói rằng các nước khác không có trường chuyên. Bởi vì họ đã cho học tự chọn ngay từ bậc PTCS, với các thầy giáo giỏi riêng, khắp mọi nơi trên cả nước. Đó chính là trường chuyên của họ. Họ làm được như vậy là bởi vì họ giàu có, và phát triển.
Ở thời đại ganh đua toàn cầu, không phân ban chuyên môn sớm, không phát hiện năng khiếu để đào tạo từ bé thì sẽ thua toàn diện. Không có đào tạo năng khiếu thì không có Tiger Woods, không có Nadal, không có Messi, không có Ronaldo,... Phát hiện năng khiếu, thiên hướng, học với thầy giỏi từ sớm - là con đường nuôi dưỡng tài năng mà nhân loại đã đi và sẽ còn mãi đi.
Vào những năm cuối đời, GS Hoàng Tụy dồn tâm huyết cho Chấn hưng Giáo dục. Không biết bao nhiêu lần GS Hoàng Tụy đã nói về Giáo dục với những nhà chức trách, với truyền thông và với cộng đồng. Các nhà giáo dục tâm huyết đã kịp tổng hợp các bài viết về Giáo dục của GS Hoàng Tụy để kịp xuất bản cuốn sách XIN ĐƯỢC NÓI THẲNG trước ngày mất của Giáo sư chỉ 1 tháng.
64 năm trước (1955), Thầy giáo Hoàng Tụy đã viết giáo trình toán phổ thông mà không có một xu thù lao, khác xa với thời nay. Từ đó mới thấy được nhân cách vĩ đại của Thầy.
CẢ CUỘC ĐỜI DÂNG HIẾN CHO TOÁN HỌC VÀ GIÁO DỤC
Về cống hiến của Giáo sư Hoàng Tụy đã có nhiều người, nhiều bài báo đề cập. Dù nhìn ở khía cạnh nào, dù là ai đánh giá, tất cả cùng hội tụ về một điểm, rằng cả cuộc đời GS Hoàng Tụy đã dâng hiến trọn vẹn cho Khoa học và Giáo dục.
Hơn 170 công trình khoa học - phần lớn đăng trên các tạp chí quốc tế hàng đầu, 3 chuyên khảo nổi tiếng, đồng sáng lập 3 tạp chí khoa học uy tín, hàng chục giáo trình Đại học và Phổ thông… Lát cắt Tụy, Thuật toán chia nón kiểu Tụy, Định lý bất tương thích Tụy… - không thể kể hết được, tất cả cộng hưởng lại, tạo nên một nhà khoa học Hoàng Tụy cao lớn.
Không khó để nhận ra, trong hàng trăm đóng góp cho khoa học của GS Hoàng Tụy thì “ Lắt cắt Tụy” là kỳ vĩ nhất. Với nhân loại, Ông đã đi vào lịch sử toán học của thế giới trong tư cách người mở đường cho ngành toán học Quy hoạch Lõm mà “Lát cắt Tụy” đã trở thành kinh điển. Đó là niềm tự hào dài lâu của Toán học Việt Nam.
Nhưng ngoài những công trình khoa học đồ sộ, ngoài những cống hiến to lớn cho giáo dục, còn nữa những cốt cách sáng ngời ngời của một Hoàng Tụy chí sĩ.
KIÊN ĐỊNH CHUYÊN MÔN
Kiên định chuyên môn là tầm nhìn xuyên suốt trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học của GS Hoàng Tụy. Chính tầm nhìn này đã giúp cho Ông vững tay lái vượt qua khó khăn để đi đến toàn thắng cuối cùng, minh chứng sự đúng đắn của một trí tuệ khoa học lớn.
Khoa học và giáo dục không phân biệt tầng lớp, giai cấp. Khi lãnh đạo Khoa Toán của Đại học Tổng hợp, GS Hoàng Tuỵ đã luôn tuân thủ quy luật này. Ông chỉ lấy chuyên môn là tiêu chuẩn duy nhất. Viện Toán học, dưới sự lãnh đạo của GS Hoàng Tụy, vẫn luôn kiên định thuần chuyên môn, không chạy theo các xu thế tạm thời.
TẦM NHÌN NHÂN TÀI
Muốn ganh đua trong tốp đầu quốc tế, muốn trở thành cường quốc, thì phải có những tài năng siêu việt. Tài năng siêu việt sẽ thui chột nếu không có đất sinh sống, nếu sinh ra không đúng thời, nếu không được phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo.
Vào những năm khó khăn nhất của chiến tranh, trong hoàn cảnh thiếu thốn thông tin và cơ sở đào tạo, cũng không có nhiều thầy giáo giỏi, thì GS Hoàng Tụy đã nhìn thấy lối thoát là đào tạo năng khiếu để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Cùng với GS Lê Văn Thiêm, được sự ủng hộ của GS Tạ Quang Bửu, Ông đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống trường chuyên. Nhờ đó mà Toán học Việt Nam có nhiều tài năng nổi danh. Trong số đó có GS Ngô Bảo Châu với giải thưởng Fields danh giá mà nhiều thập kỷ nữa may ra mới tái xuất hiện.
Đừng nói rằng các nước khác không có trường chuyên. Bởi vì họ đã cho học tự chọn ngay từ bậc PTCS, với các thầy giáo giỏi riêng, khắp mọi nơi trên cả nước. Đó chính là trường chuyên của họ. Họ làm được như vậy là bởi vì họ giàu có, và phát triển.
Ở thời đại ganh đua toàn cầu, không phân ban chuyên môn sớm, không phát hiện năng khiếu để đào tạo từ bé thì sẽ thua toàn diện. Không có đào tạo năng khiếu thì không có Tiger Woods, không có Nadal, không có Messi, không có Ronaldo,... Phát hiện năng khiếu, thiên hướng, học với thầy giỏi từ sớm - là con đường nuôi dưỡng tài năng mà nhân loại đã đi và sẽ còn mãi đi.
KHÁT KHAO CHẤN HƯNG GIÁO DỤC
Vào những năm cuối đời, GS Hoàng Tụy dồn tâm huyết cho Chấn hưng Giáo dục. Không biết bao nhiêu lần GS Hoàng Tụy đã nói về Giáo dục với những nhà chức trách, với truyền thông và với cộng đồng. Các nhà giáo dục tâm huyết đã kịp tổng hợp các bài viết về Giáo dục của GS Hoàng Tụy để kịp xuất bản cuốn sách XIN ĐƯỢC NÓI THẲNG trước ngày mất của Giáo sư chỉ 1 tháng.
64 năm trước (1955), Thầy giáo Hoàng Tụy đã viết giáo trình toán phổ thông mà không có một xu thù lao, khác xa với thời nay. Từ đó mới thấy được nhân cách vĩ đại của Thầy.
Sáng nay 19/7/2019, hàng nghìn người đã tới đưa tiễn GS Hoàng Tụy - một nhà trí thức lớn của Việt Nam, về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, trường đại học, phổ thông, viện nghiên cứu, đông đảo các nhà khoa học, trí thức, cùng người thân và bạn bè đã có mặt từ sáng 19/7 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng để đưa tiễn Giáo sư.
Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều nhà toán học cũng đã đến đưa tiễn GS Hoàng Tụy về nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo FB, Vietnamnet. Người đăng: Son Phan.