Sau khi dẫn đoàn Việt Nam dự thi IMO 2019, TS Lê Bá Khánh Trình đã có những trao đổi về lí do vì sao ông không chọn con đường nghiên cứu Toá...
Sau khi dẫn đoàn Việt Nam dự thi IMO 2019, TS Lê Bá Khánh Trình đã có những trao đổi về lí do vì sao ông không chọn con đường nghiên cứu Toán học và một số vấn đề liên quan đến phong trào dạy học chuyên Toán hiện nay.
- Phóng viên: Vì sao ông không chọn con đường làm nhà nghiên cứu Toán học hay trở thành nhà quản lý mà lại say mê với vai trò của một nhà giáo trực tiếp đứng lớp?
TS Lê Bá Khánh Trình: Có lẽ con người của tôi là như vậy. Tôi chỉ quan tâm đến việc tôi làm gì mà cảm thấy nó phù hợp và cảm thấy thích, thấy đam mê nhất, không phiền toái. Tôi chỉ muốn giữ được cho mình một “ngọn lửa” thật lâu dài, “tay nghề” của mình được rèn giũa thường xuyên. Nghề dạy học hay lắm. Nó hay ở chỗ khi mình đưa ra vấn đề, nếu thu hút được học sinh thì sẽ động viên được các em hợp tác với mình và qua đó chính bản thân mình cũng được nâng cao trình độ, tay nghề. Mỗi lần như vậy lại có cảm giác thăng hoa, sảng khoái vì không uổng công. Có những vấn đề mà cả đến 10 năm mình suy nghĩ nhưng chỉ đạt được đến mức độ nào đó, nhưng khi cùng trao đổi với học sinh thì nó lại sáng hơn và được đào sâu hơn.
Chính sự tương tác giữa thầy và trò đã tạo nên sự thăng hoa, khiến tôi giữ được một “ngọn lửa” cho bản thân và cho phép mình tận hưởng một chút cái cảm giác hài lòng. Nếu không có những điều đó thì chắc “ngọn lửa” ấy của tôi đã tàn lụi lâu rồi.
- Giải đặc biệt dành cho bài thi có lời giải đẹp vẫn chỉ có một lần được trao cho Lê Bá Khánh Trình và chưa có học sinh nào của Việt Nam nhận được giải thưởng tương tự, dù chúng ta đã tham dự 43 kì IMO. Có thể lý giải điều này như thế nào?
Giải đặc biệt cho lời giải đẹp của tôi thì chính tôi cũng khó lý giải được. Có thể do sự xuất thần, may mắn nào đó. Trong quá trình dạy tôi thấy nhiều học sinh rất giỏi, thậm chí có những bài giải của các em làm tôi rất bất ngờ nhưng vì nó không rơi vào kỳ thi tiếng tăm nào đó nên không được biết tới. Tôi vẫn cho rằng đó là một sự may mắn mà không phải ai cũng có được.
- Cũng có người nói học sinh bây giờ giỏi toán, thậm chí giỏi hơn thế hệ các thầy ngày trước, nhưng dường như các em thiếu sự lãng mạn và đam mê để có thể tìm ra lời giải đẹp?
Đam mê thì cũng có chứ. Nhưng lãng mạn thì tôi nghĩ có thể nó phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ví dụ khi phải gặp những khó khăn thì người ta cần đến sự lãng mạn để vượt qua. Còn các em bây giờ mọi thứ đều thuận lợi nên chắc ít có những cảm xúc phải vượt qua khó khăn để đạt được một điều gì đó như chúng tôi ngày xưa.
Thời của bọn tôi, đam mê theo kiểu vượt qua hoàn cảnh, trong trẻo lắm. Được làm cái mình thích nên đam mê chứ không phải làm để được vào trường này hay trường kia, cũng không nhìn thấy những chuyện tiêu cực.
- Được biết thời gian này ông đang tham gia trường hè toán học ở Đồng Tháp, nhưng ông thường từ chối lời mời bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi ở các tỉnh. Vì sao vậy?
Tôi tham gia chỉ vì tôi thực sự quan tâm. Đây là một hoạt động của phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh chuyên toán của cả nước. Đặc biệt với học sinh ở khu vực phía nam, đồng bằng sông Cửu Long thì tôi lại càng muốn tham gia hơn bởi nói thật là tôi có cảm giác các em ở đây thiệt thòi ở nhiều nghĩa.
Tham gia giảng dạy ở trường hè, với tôi là cơ hội rất tốt. Đây thực sự là cảm hứng đối với tôi. Nhiều khi mình cứ thầm lặng xây dựng các bài toán hay, chờ đến trường hè để truyền đạt và cùng giải với các em. Tôi không bao giờ từ chối lời mời tham gia trường hè nhưng tôi thường từ chối những lời mời tham gia dạy học bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi riêng của từng trường, từng địa phương. Còn những trường hè hoặc những giờ giảng do viện toán tổ chức, học sinh đến từ nhiều đội tuyển… thì tôi sẵn sàng tham gia vì có thể xem là lúc đó mình không dạy riêng cho ai, riêng cho đội tuyển nào, mục đích rất rõ ràng là làm sao đẩy mạnh được phong trào học sinh giỏi, đam mê toán học.
- Vậy theo ông việc bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi của chúng ta đang đi đúng hướng chưa?
Nếu đúng hướng thì tôi nghĩ nó còn mạnh nữa chứ không phải ổn định như vậy. Như tôi đã nói về việc luyện học sinh giỏi trước mỗi kỳ thi theo kiểu dồn về Hà Nội, thuê nhà ở để luyện với thầy giỏi. Tôi biết có gia đình có điều kiện ở Hà Nội thậm chí cho con luyện đến cả chục thầy giỏi một lúc. Điều này dẫn tới tình trạng việc luyện tập trung để đi thi không phải nhằm mục đích nâng cao kiến thức, trình độ mà đôi khi là chạy theo “thời thượng”, theo phong trào, bồi dưỡng đúng hướng ra đề... chứ không phải nhằm trang bị cho học sinh bản lĩnh và kiến thức tốt hơn.
Việc luyện thi theo kiểu lò luyện, nó không giống với cuộc thi chọn học sinh giỏi, học sinh tài năng lắm.
- Phóng viên: Vì sao ông không chọn con đường làm nhà nghiên cứu Toán học hay trở thành nhà quản lý mà lại say mê với vai trò của một nhà giáo trực tiếp đứng lớp?
TS Lê Bá Khánh Trình: Có lẽ con người của tôi là như vậy. Tôi chỉ quan tâm đến việc tôi làm gì mà cảm thấy nó phù hợp và cảm thấy thích, thấy đam mê nhất, không phiền toái. Tôi chỉ muốn giữ được cho mình một “ngọn lửa” thật lâu dài, “tay nghề” của mình được rèn giũa thường xuyên. Nghề dạy học hay lắm. Nó hay ở chỗ khi mình đưa ra vấn đề, nếu thu hút được học sinh thì sẽ động viên được các em hợp tác với mình và qua đó chính bản thân mình cũng được nâng cao trình độ, tay nghề. Mỗi lần như vậy lại có cảm giác thăng hoa, sảng khoái vì không uổng công. Có những vấn đề mà cả đến 10 năm mình suy nghĩ nhưng chỉ đạt được đến mức độ nào đó, nhưng khi cùng trao đổi với học sinh thì nó lại sáng hơn và được đào sâu hơn.
Chính sự tương tác giữa thầy và trò đã tạo nên sự thăng hoa, khiến tôi giữ được một “ngọn lửa” cho bản thân và cho phép mình tận hưởng một chút cái cảm giác hài lòng. Nếu không có những điều đó thì chắc “ngọn lửa” ấy của tôi đã tàn lụi lâu rồi.
- Giải đặc biệt dành cho bài thi có lời giải đẹp vẫn chỉ có một lần được trao cho Lê Bá Khánh Trình và chưa có học sinh nào của Việt Nam nhận được giải thưởng tương tự, dù chúng ta đã tham dự 43 kì IMO. Có thể lý giải điều này như thế nào?
Giải đặc biệt cho lời giải đẹp của tôi thì chính tôi cũng khó lý giải được. Có thể do sự xuất thần, may mắn nào đó. Trong quá trình dạy tôi thấy nhiều học sinh rất giỏi, thậm chí có những bài giải của các em làm tôi rất bất ngờ nhưng vì nó không rơi vào kỳ thi tiếng tăm nào đó nên không được biết tới. Tôi vẫn cho rằng đó là một sự may mắn mà không phải ai cũng có được.
![]() |
TS Lê Bá Khánh Trình chụp ảnh kỉ niệm với bạn thi, cùng với chiếc áo IMO 1979, sau 40 năm trở lại Anh quốc. |
- Cũng có người nói học sinh bây giờ giỏi toán, thậm chí giỏi hơn thế hệ các thầy ngày trước, nhưng dường như các em thiếu sự lãng mạn và đam mê để có thể tìm ra lời giải đẹp?
Đam mê thì cũng có chứ. Nhưng lãng mạn thì tôi nghĩ có thể nó phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ví dụ khi phải gặp những khó khăn thì người ta cần đến sự lãng mạn để vượt qua. Còn các em bây giờ mọi thứ đều thuận lợi nên chắc ít có những cảm xúc phải vượt qua khó khăn để đạt được một điều gì đó như chúng tôi ngày xưa.
Thời của bọn tôi, đam mê theo kiểu vượt qua hoàn cảnh, trong trẻo lắm. Được làm cái mình thích nên đam mê chứ không phải làm để được vào trường này hay trường kia, cũng không nhìn thấy những chuyện tiêu cực.
- Được biết thời gian này ông đang tham gia trường hè toán học ở Đồng Tháp, nhưng ông thường từ chối lời mời bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi ở các tỉnh. Vì sao vậy?
Tôi tham gia chỉ vì tôi thực sự quan tâm. Đây là một hoạt động của phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh chuyên toán của cả nước. Đặc biệt với học sinh ở khu vực phía nam, đồng bằng sông Cửu Long thì tôi lại càng muốn tham gia hơn bởi nói thật là tôi có cảm giác các em ở đây thiệt thòi ở nhiều nghĩa.
Tham gia giảng dạy ở trường hè, với tôi là cơ hội rất tốt. Đây thực sự là cảm hứng đối với tôi. Nhiều khi mình cứ thầm lặng xây dựng các bài toán hay, chờ đến trường hè để truyền đạt và cùng giải với các em. Tôi không bao giờ từ chối lời mời tham gia trường hè nhưng tôi thường từ chối những lời mời tham gia dạy học bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi riêng của từng trường, từng địa phương. Còn những trường hè hoặc những giờ giảng do viện toán tổ chức, học sinh đến từ nhiều đội tuyển… thì tôi sẵn sàng tham gia vì có thể xem là lúc đó mình không dạy riêng cho ai, riêng cho đội tuyển nào, mục đích rất rõ ràng là làm sao đẩy mạnh được phong trào học sinh giỏi, đam mê toán học.
- Vậy theo ông việc bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi của chúng ta đang đi đúng hướng chưa?
Nếu đúng hướng thì tôi nghĩ nó còn mạnh nữa chứ không phải ổn định như vậy. Như tôi đã nói về việc luyện học sinh giỏi trước mỗi kỳ thi theo kiểu dồn về Hà Nội, thuê nhà ở để luyện với thầy giỏi. Tôi biết có gia đình có điều kiện ở Hà Nội thậm chí cho con luyện đến cả chục thầy giỏi một lúc. Điều này dẫn tới tình trạng việc luyện tập trung để đi thi không phải nhằm mục đích nâng cao kiến thức, trình độ mà đôi khi là chạy theo “thời thượng”, theo phong trào, bồi dưỡng đúng hướng ra đề... chứ không phải nhằm trang bị cho học sinh bản lĩnh và kiến thức tốt hơn.
Việc luyện thi theo kiểu lò luyện, nó không giống với cuộc thi chọn học sinh giỏi, học sinh tài năng lắm.
Theo Thanh Niên. Người đăng: Sơn Phan.