Bài này trích đăng phần "5 SAI LẦM CỦA VIỆC TỔ CHỨC THI TRẮC NGHIỆM TOÁN" trong một bài viết khá dài của thầy Trần Mạnh Tùng (GV ...
Bài này trích đăng phần "5 SAI LẦM CỦA VIỆC TỔ CHỨC THI TRẮC NGHIỆM TOÁN" trong một bài viết khá dài của thầy Trần Mạnh Tùng (GV Toán trường Lương Thế Vinh, Hà Nội) được chia sẻ trên facebook.
1) Làm hỏng mục đích của dạy và học Toán:
Trắc nghiệm chỉ quan tâm kết quả, không quan tâm quá trình. Trong khi đó, quy trình giải một bài toán là cái cớ để rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp mà môn Toán hướng tới: tư duy khoa học, lập luận logic, hình thành con người có trách nhiệm.
Trắc nghiệm Toán phá nát tất cả những mục đích đó, thậm chí như cơn lốc cuốn bay nhiều thành quả đã được xây dựng từ tiểu học và THCS.
Không thể để những người không trực tiếp dạy Toán, không nghiên cứu về Toán lại quyết định hình thức thi cử môn Toán.
2) Không đánh giá được thực chất người học:
Thời tự luận: 2 em cùng 6 điểm nhưng nhìn vào trình bày của mỗi em có thể có đánh giá khác nhau. Điểm mạnh, điểm yếu của học sinh được thể hiện rõ.
Thời trắc nghiệm: Điểm số như một con số vô hồn, không hơn. Có cháu học bét lớp mà khi thi lại đứng đầu lớp, cũng chả biết thế nào.
3) Tạo kẽ hở gian lận có hệ thống:
Từ vụ tiêu cực thi cử năm 2018 có thể thấy rõ: Kĩ thuật, máy móc chưa là cái đinh gì. Con người mới là yếu tố quyết định.
4) Không tuyển được sinh viên có chất lượng cho các trường đại học:
Mặc dù tên kì thi là tốt nghiệp THPTQG nhưng thực chất người ta chỉ quan tâm đến việc thi để đỗ đại học (năm nào tỉ lệ đỗ tốt nghiệm suýt 100% rồi thì để xét tốt nghiệp kì thi không còn ý nghĩa gì nữa).
Mặc dù các trường đại học đã có thể tự chủ tuyển sinh nhưng việc tự tổ chức thi rất vất vả, tốn kém và đầy rủi ro, trong khi đề của Bộ lại free nên chả dại gì không dùng.
Chất lượng Toán của học sinh phổ thông yếu kém như thế đương nhiên không đủ đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu trong các trường đại học.
5) Sử dụng kinh nghiệm của các nước trong khi mình vận hành khác xa họ:
Kỳ thi SAT của Mỹ được lấy ra để tham khảo. Tuy nhiên, SAT cũng không phải trắc nghiệm 100%, cũng không phải tất cả các trường đại học đều dùng SAT, nhiều nơi chỉ dùng SAT như một tiêu chí.
Và điều quan trọng là, cách dạy, học và tổ chức thi của Mỹ khác rất xa so với Việt Nam.
Xem thêm: 10 hậu quả sau 3 năm thi trắc nghiệm Toán
1) Làm hỏng mục đích của dạy và học Toán:
Trắc nghiệm chỉ quan tâm kết quả, không quan tâm quá trình. Trong khi đó, quy trình giải một bài toán là cái cớ để rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp mà môn Toán hướng tới: tư duy khoa học, lập luận logic, hình thành con người có trách nhiệm.
Trắc nghiệm Toán phá nát tất cả những mục đích đó, thậm chí như cơn lốc cuốn bay nhiều thành quả đã được xây dựng từ tiểu học và THCS.
Không thể để những người không trực tiếp dạy Toán, không nghiên cứu về Toán lại quyết định hình thức thi cử môn Toán.
2) Không đánh giá được thực chất người học:
Thời tự luận: 2 em cùng 6 điểm nhưng nhìn vào trình bày của mỗi em có thể có đánh giá khác nhau. Điểm mạnh, điểm yếu của học sinh được thể hiện rõ.
Thời trắc nghiệm: Điểm số như một con số vô hồn, không hơn. Có cháu học bét lớp mà khi thi lại đứng đầu lớp, cũng chả biết thế nào.
![]() |
Ảnh: FB Trần Mạnh Tùng |
3) Tạo kẽ hở gian lận có hệ thống:
Từ vụ tiêu cực thi cử năm 2018 có thể thấy rõ: Kĩ thuật, máy móc chưa là cái đinh gì. Con người mới là yếu tố quyết định.
4) Không tuyển được sinh viên có chất lượng cho các trường đại học:
Mặc dù tên kì thi là tốt nghiệp THPTQG nhưng thực chất người ta chỉ quan tâm đến việc thi để đỗ đại học (năm nào tỉ lệ đỗ tốt nghiệm suýt 100% rồi thì để xét tốt nghiệp kì thi không còn ý nghĩa gì nữa).
Mặc dù các trường đại học đã có thể tự chủ tuyển sinh nhưng việc tự tổ chức thi rất vất vả, tốn kém và đầy rủi ro, trong khi đề của Bộ lại free nên chả dại gì không dùng.
Chất lượng Toán của học sinh phổ thông yếu kém như thế đương nhiên không đủ đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu trong các trường đại học.
5) Sử dụng kinh nghiệm của các nước trong khi mình vận hành khác xa họ:
Kỳ thi SAT của Mỹ được lấy ra để tham khảo. Tuy nhiên, SAT cũng không phải trắc nghiệm 100%, cũng không phải tất cả các trường đại học đều dùng SAT, nhiều nơi chỉ dùng SAT như một tiêu chí.
Và điều quan trọng là, cách dạy, học và tổ chức thi của Mỹ khác rất xa so với Việt Nam.
Theo Trần Mạnh Tùng. Người đăng: Sơn Phan.
Xem thêm: 10 hậu quả sau 3 năm thi trắc nghiệm Toán