"Những ngày đầu đi học, giảng viên viết kín 6 bảng, toàn công thức. Lúc ấy mình mới tin những truyền thuyết về việc học tập ở trường Bá...
"Những ngày đầu đi học, giảng viên viết kín 6 bảng, toàn công thức. Lúc ấy mình mới tin những truyền thuyết về việc học tập ở trường Bách khoa là có thật. Ngay trong bài kiểm tra Toán đầu tiên, dù làm hết đề, mình chỉ được 6 điểm", Đăng Huy nói.
Học hết năm thứ nhất, Huy duy trì được điểm số khá nên được chuyển sang hệ kỹ sư tài năng. Lượng kiến thức gấp đôi khiến nam sinh gặp áp lực. Khó khăn trong việc làm quen với chương trình mới khiến kết quả học tập của Huy giảm sút. Nam sinh học lại một số môn, điểm GPA chạm mức 2.33/4, xếp loại trung bình.
"Những ngày đầu đi học, giảng viên viết kín 6 bảng, toàn công thức. Lúc ấy mình mới tin những truyền thuyết về việc học tập ở trường Bách khoa là có thật. Ngay trong bài kiểm tra toán đầu tiên, dù làm hết đề, mình chỉ được 6 điểm", Huy nói.
Kỷ niệm đáng nhớ ấy giúp chàng trai nhận ra việc học ở đại học không chỉ đơn giản đi tìm kết quả. Mấu chốt nằm ở việc mỗi cá nhân phải học cách tư duy logic, lập luận và trình bày vấn đề một cách hệ thống.
Nắm được phương pháp, Huy thay đổi chiến lược học tập. Nam sinh tâm sự có nhiều đêm thức trắng vì ngày vừa đi làm thêm, học trên trường, vừa tham gia các dự án khởi nghiệp.
Huy dành thời gian 2-3 giờ mỗi tối để học lại kiến thức chuyên ngành, vừa làm bài tập, vừa ôn lại lý thuyết đã học trên lớp. Sau một học kỳ, điểm số của nam sinh viên cải thiện đáng kể với GPA trung bình 3.84.
Trong những năm học tại đây, Huy tích cực trau dồi kỹ năng mềm bằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa. 9X là chủ nhiệm câu lạc bộ Lean Six Sigma Bách khoa, trưởng ban công nghệ Trung tâm Tài năng trẻ.
Ấp ủ giấc mơ có doanh nghiệp riêng cho bản thân sau khi tốt nghiệp, Huy nắm bắt mọi cơ hội. Chàng trai tham gia các chương trình khởi nghiệp trong và ngoài nước để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những start-up thành công.
Một trong những trải nghiệm khiến Huy nhớ nhất là học bổng chương trình đào tạo về khởi nghiệp và kinh doanh NUS Enterprise Summer Programme in Entrepreneurship do Đại học Quốc gia Singapore tổ chức.
Điều kiện tham gia yêu cầu thành viên có kết quả học tập tốt, hoạt động xã hội nổi bật. Huy là một trong 5 đại diện của Đại học Bách khoa Hà Nội được đề xuất tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên 9X được đặt chân tới "Quốc đảo Sư tử".
"Mình được nghe các bài giảng về khởi nghiệp kinh doanh từ các giáo sư, thảo luận với các chuyên gia của các công ty lớn như Google, Go Jek, Singtel... Chuyến đi đã giúp mình mở mang tầm mắt", Huy chia sẻ.
Nói về dự định tương lai, chàng trai cho biết sẽ thử sức làm trong một công ty công nghệ để hoàn thiện kỹ năng bản thân, học hỏi thêm về thị trường và tìm những đồng đội cho dự án khởi nghiệp sau này.
Đăng Huy rất tâm đắc với câu nói: "Giá trị của một kỹ sư Bách khoa không nằm ở tấm bằng hay những con số trong bảng điểm, mà nằm ở những gì họ đã trải qua".
Ngày 20/8/2020, Nguyễn Đăng Huy (23 tuổi) nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc ở Đại học Bách Khoa Hà Nội. Điểm trung bình tích lũy đạt 3,71/4,0 giúp Đăng Huy trở thành thủ khoa kép của chương trình Kỹ sư tài năng Cơ điện tử và viện Cơ khí ĐHBK Hà Nội.
Ít ai biết, để đạt thành tích như hiện tại, Huy từng có khoảng thời gian áp lực khi không theo kịp chương trình học. Cú trượt dốc khiến nam sinh quyết tâm thay đổi.
Học hết năm thứ nhất, Huy duy trì được điểm số khá nên được chuyển sang hệ kỹ sư tài năng. Lượng kiến thức gấp đôi khiến nam sinh gặp áp lực. Khó khăn trong việc làm quen với chương trình mới khiến kết quả học tập của Huy giảm sút. Nam sinh học lại một số môn, điểm GPA chạm mức 2.33/4, xếp loại trung bình.
"Những ngày đầu đi học, giảng viên viết kín 6 bảng, toàn công thức. Lúc ấy mình mới tin những truyền thuyết về việc học tập ở trường Bách khoa là có thật. Ngay trong bài kiểm tra toán đầu tiên, dù làm hết đề, mình chỉ được 6 điểm", Huy nói.
Kỷ niệm đáng nhớ ấy giúp chàng trai nhận ra việc học ở đại học không chỉ đơn giản đi tìm kết quả. Mấu chốt nằm ở việc mỗi cá nhân phải học cách tư duy logic, lập luận và trình bày vấn đề một cách hệ thống.
Nắm được phương pháp, Huy thay đổi chiến lược học tập. Nam sinh tâm sự có nhiều đêm thức trắng vì ngày vừa đi làm thêm, học trên trường, vừa tham gia các dự án khởi nghiệp.
Huy dành thời gian 2-3 giờ mỗi tối để học lại kiến thức chuyên ngành, vừa làm bài tập, vừa ôn lại lý thuyết đã học trên lớp. Sau một học kỳ, điểm số của nam sinh viên cải thiện đáng kể với GPA trung bình 3.84.
![]() |
Thủ khoa đầu ra Đại học Bách Khoa Hà Nội 2020 Nguyễn Đăng Huy |
Huy tự nhận bản thân thuộc tuýp người hài hước, vui vẻ. Tân kỹ sư cho rằng con trai học Bách khoa không hề "khô khan" như mọi người nghĩ. Ngược lại, đa số sinh viên đều rất năng động, tự tin, yêu thích thể thao và các hoạt động văn nghệ, tình nguyện.
Trong những năm học tại đây, Huy tích cực trau dồi kỹ năng mềm bằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa. 9X là chủ nhiệm câu lạc bộ Lean Six Sigma Bách khoa, trưởng ban công nghệ Trung tâm Tài năng trẻ.
Ấp ủ giấc mơ có doanh nghiệp riêng cho bản thân sau khi tốt nghiệp, Huy nắm bắt mọi cơ hội. Chàng trai tham gia các chương trình khởi nghiệp trong và ngoài nước để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ những start-up thành công.
Một trong những trải nghiệm khiến Huy nhớ nhất là học bổng chương trình đào tạo về khởi nghiệp và kinh doanh NUS Enterprise Summer Programme in Entrepreneurship do Đại học Quốc gia Singapore tổ chức.
![]() |
Đăng Huy trong chuyến đến Singapore học tập cùng các bạn |
Điều kiện tham gia yêu cầu thành viên có kết quả học tập tốt, hoạt động xã hội nổi bật. Huy là một trong 5 đại diện của Đại học Bách khoa Hà Nội được đề xuất tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên 9X được đặt chân tới "Quốc đảo Sư tử".
"Mình được nghe các bài giảng về khởi nghiệp kinh doanh từ các giáo sư, thảo luận với các chuyên gia của các công ty lớn như Google, Go Jek, Singtel... Chuyến đi đã giúp mình mở mang tầm mắt", Huy chia sẻ.
Nói về dự định tương lai, chàng trai cho biết sẽ thử sức làm trong một công ty công nghệ để hoàn thiện kỹ năng bản thân, học hỏi thêm về thị trường và tìm những đồng đội cho dự án khởi nghiệp sau này.
Đăng Huy rất tâm đắc với câu nói: "Giá trị của một kỹ sư Bách khoa không nằm ở tấm bằng hay những con số trong bảng điểm, mà nằm ở những gì họ đã trải qua".
Theo Zingnews . Người đăng: Dịu Nguyễn.