Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT. Theo đó, lần đầu tiên hìn...
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT. Theo đó, lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính và không còn điểm kiểm tra 1 tiết.
Theo quy định tại Thông tư 26, điểm kiểm tra/đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra/đánh giá giữa kì tính hệ số 2 và điểm kiểm tra/đánh giá cuối kì tính hệ số 3. Trong mỗi học kì, số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) được quy định cụ thể.
Theo đó, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học quy định 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35-70 tiết/năm học quy định 3 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học quy định 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Trong mỗi học kì, một môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ, đặc biệt không còn điểm kiểm tra 1 tiết. Điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên; giữa kì và cuối kì với các hệ số quy định.
So với quy định hiện hành, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh học sinh đã được giảm, môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm. Chẳng hạn, môn Toán ở cấp thpt sẽ có 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên (miệng, 15 phút), 1 cột điểm giữa kì, 1 cột điểm cuối kì.
Ở Thông tư 26, các hoạt động đánh giá được cụ thể hóa hơn so với trước đây. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.
Kiểm tra, đánh giá định kì gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kì và cuối kì. Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy, hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút); bài thực hành; dự án học tập.
Cũng lần đầu tiên, hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính. “Đây sẽ là tiền đề cho các địa phương, các nhà trường đủ điều kiện trong tương lai có thể tổ chức đánh giá học sinh trên máy tính”, ông Sái Công Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay.
“Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên thực hiện ở những trường bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do đó, việc áp dụng thông tư này cần linh hoạt, không cứng nhắc khi sử dụng phương thức tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên máy tính”, ông Hồng cho biết thêm.
Bỏ điểm kiểm tra 1 tiết
Theo quy định tại Thông tư 26, điểm kiểm tra/đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1; điểm kiểm tra/đánh giá giữa kì tính hệ số 2 và điểm kiểm tra/đánh giá cuối kì tính hệ số 3. Trong mỗi học kì, số điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) được quy định cụ thể.
Theo đó, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học quy định 2 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 35-70 tiết/năm học quy định 3 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên. Môn học có từ trên 70 tiết/năm học quy định 4 đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Trong mỗi học kì, một môn học có 1 điểm kiểm tra đánh giá giữa kỳ và 1 điểm kiểm tra đánh giá cuối kỳ, đặc biệt không còn điểm kiểm tra 1 tiết. Điểm trung bình môn học kì là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên; giữa kì và cuối kì với các hệ số quy định.
So với quy định hiện hành, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh học sinh đã được giảm, môn nhiều nhất cũng chỉ có 6 đầu điểm. Chẳng hạn, môn Toán ở cấp thpt sẽ có 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên (miệng, 15 phút), 1 cột điểm giữa kì, 1 cột điểm cuối kì.
Có thể kiểm tra đánh giá học sinh trên máy tính
Ở Thông tư 26, các hoạt động đánh giá được cụ thể hóa hơn so với trước đây. Trong đó, kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp; viết ngắn; thuyết trình; thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể.
Kiểm tra, đánh giá định kì gồm: kiểm tra, đánh giá giữa kì và cuối kì. Loại hình kiểm tra, đánh giá này cũng được đa dạng hóa thông qua bài kiểm tra (có thể thực hiện trên giấy, hoặc trên máy tính với thời gian từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa là 120 phút); bài thực hành; dự án học tập.
![]() |
Kiểm tra online. Ảnh minh họa |
Cũng lần đầu tiên, hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính. “Đây sẽ là tiền đề cho các địa phương, các nhà trường đủ điều kiện trong tương lai có thể tổ chức đánh giá học sinh trên máy tính”, ông Sái Công Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay.
“Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên thực hiện ở những trường bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do đó, việc áp dụng thông tư này cần linh hoạt, không cứng nhắc khi sử dụng phương thức tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên máy tính”, ông Hồng cho biết thêm.
Theo Vietnamnet. Người đăng: Sơn Phan.