Học toán để thông minh hơn và kiếm được tiền

Theo GS Đỗ Đức Thái, chủ biên môn toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, điểm yếu rất lớn của học sinh Việt Nam hiện nay là khả năn...

Theo GS Đỗ Đức Thái, chủ biên môn toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới, điểm yếu rất lớn của học sinh Việt Nam hiện nay là khả năng sáng tạo không được phát huy. Lối dạy, lối học, lối thi cử hiện nay đào tạo ra con người có tư duy khuôn mẫu chứ không thể đào tạo ra được sự sáng tạo, khơi nguồn sáng tạo trong mỗi học sinh. Nhưng điều đó là sự cản trở rất lớn để đất nước đi lên, gia nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay tinh thần khởi nghiệp.

Nguyên tắc cao nhất của giáo dục là nguyên tắc cá thể hóa người học. Việc một nền giáo dục có rất nhiều đối tượng có năng khiếu về toán học làm trụ cột cho sự phát triển toán học, khoa học kỹ thuật về sau là hết sức bình thường. Nhưng không thể đem đối tượng đó làm kim chỉ nam hay ngọn hải đăng để hướng toàn bộ giáo viên toán của chúng ta đào tạo ra những đối tượng xuất sắc về mặt toán học. Chúng ta phải chấp nhận sự đa dạng trong chương trình đào tạo, phải bắt đầu từ mục tiêu của nền giáo dục, trong một triệu học sinh chỉ có một học sinh sẽ trở thành thiên tài toán học chứ không phải tất cả.
Chúng ta đang nhồi nhét vào đầu học trò những đề thi khó, lắt léo để khi đi thi sẽ đạt điểm cao. Cách học hiện nay không phải để đi vào cuộc sống, chỉ để đi thi thì sẽ không dùng được. Cách dạy khô cứng, hàn lâm, không đưa được giáo dục nhân cách, giáo dục nhân văn vào bài toán, nền giáo dục không mang đậm màu sắc nhân văn, dạy chữ nhiều quá, như vậy không phải giáo dục, đôi khi còn phản giáo dục. Cách dạy hiện nay quá xa rời thực tiễn.

Trong chương trình toán học phổ thông mới sẽ yêu cầu người học đạt được 5 năng lực chính nhưng theo GS Đỗ Đức Thái, thực chất chỉ có 2 năng lực cụ thể. Học toán để thông minh hơn: có thể tư duy lô-gic, lập luận hợp lý, lý lẽ chắc chắn, biết giải thích hoặc điều chỉnh giải pháp về phương diện toán học. Và học toán để kiếm tiền, nuôi gia đình, nuôi bản thân, đóng góp cho xã hội, tức là giải quyết được vấn đề thực tại chứ không phải giải quyết thi cử.

Xây dựng chương trình toán học phổ thông mới dựa trên quan điểm tinh giản, thiết thực, hiện đại, khơi nguồn sáng tạo. Chắt lọc những kiến thức, giảm tải, chỉ học những kiến thức cần thiết cho con người, học xong phải áp dụng được vào thực tế, đi vào cuộc sống, giải quyết vấn đề. Chương trình mới sẽ áp dụng cách giáo dục chung của giáo dục toàn thế giới, sau khi học xong học sinh có thể đi du học ngay và tham gia vào nguồn lực quốc tế. Bài toán thực tiễn sẽ không ở dạng toán học nên học sinh phải chuyển đổi được từ bài toán học trên lý thuyết thành bài toán thực tế, như vậy doanh nghiệp mới có thể dùng được.

Toán tiểu học sẽ được thay đổi với 4 mạch kiến thức cốt lõi gồm số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải toán. Mạch giải toán tích hợp vào các mạch kiến thức còn lại thông qua hoạt động thực hành giải quyết vấn đề. Giảm độ khó của kỹ thuật tính viết, rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tăng cường thực hành. Ngoài ra, sẽ loại bỏ nội dung số phức, một số nội dung thuộc phương trình lượng giác ở toán lớp 12. Và chương trình cũng sẽ giảm tải một số kiến thức không cần thiết như tam giác đồng dạng, nội tiếp đường tròn, tìm các góc...

Riêng các em lớp 2 sẽ được học những khái niệm cơ bản của xác suất và thống kê, những khái niệm thực tế chứ không phải là những con số tính toán chi tiết như ở lớp 11, không phải "lôi" chương trình của lớp 11 xuống dạy lớp 2. Các em sẽ được học liền mạch xác suất thống kê qua các lớp, không cục bộ ở một số lớp nào như chương trình hiện hành. Xác suất thống kê lớp 11 là toán suy biện, còn của lớp 2 là toán thực nghiệm nên độ khó sẽ không cao. Các em sẽ học bằng những mệnh đề mang tính chắc chắn và không chắc chắn như: Hôm nay trời mưa, em ra đường sẽ bị ướt 100% hoặc 100% bị ướt, đấy là học toán từ tình huống cụ thể để áp dụng vào thực tế.

Theo NLĐ. Người đăng: Tố Uyên Trần.

Xem thêm: Thi trắc nghiệm Toán là vô cùng tai hại!
Tên

Ảnh đẹp,18,Bài giảng điện tử,10,Bạn đọc viết,225,Bất đẳng thức,75,Bđt Nesbitt,3,Bổ đề cơ bản,9,Bồi dưỡng học sinh giỏi,41,Cabri 3D,2,Các nhà Toán học,129,Câu đố Toán học,83,Câu đối,3,Cấu trúc đề thi,15,Chỉ số thông minh,4,Chuyên đề Toán,289,congthuctoan,9,Công thức Thể tích,11,Công thức Toán,112,Cười nghiêng ngả,31,Danh bạ website,1,Dạy con,8,Dạy học Toán,279,Dạy học trực tuyến,20,Dựng hình,5,Đánh giá năng lực,1,Đạo hàm,17,Đề cương ôn tập,39,Đề kiểm tra 1 tiết,29,Đề thi - đáp án,986,Đề thi Cao đẳng,15,Đề thi Cao học,7,Đề thi Đại học,159,Đề thi giữa kì,20,Đề thi học kì,134,Đề thi học sinh giỏi,128,Đề thi THỬ Đại học,401,Đề thi thử môn Toán,65,Đề thi Tốt nghiệp,46,Đề tuyển sinh lớp 10,100,Điểm sàn Đại học,5,Điểm thi - điểm chuẩn,221,Đọc báo giúp bạn,13,Epsilon,9,File word Toán,35,Giải bài tập SGK,16,Giải chi tiết,196,Giải Nobel,1,Giải thưởng FIELDS,24,Giải thưởng Lê Văn Thiêm,4,Giải thưởng Toán học,5,Giải tích,29,Giải trí Toán học,170,Giáo án điện tử,11,Giáo án Hóa học,2,Giáo án Toán,18,Giáo án Vật Lý,3,Giáo dục,363,Giáo trình - Sách,81,Giới hạn,20,GS Hoàng Tụy,8,GSP,6,Gương sáng,208,Hằng số Toán học,19,Hình gây ảo giác,9,Hình học không gian,108,Hình học phẳng,91,Học bổng - du học,12,IMO,13,Khái niệm Toán học,66,Khảo sát hàm số,36,Kí hiệu Toán học,13,LaTex,12,Lịch sử Toán học,81,Linh tinh,7,Logic,11,Luận văn,1,Luyện thi Đại học,231,Lượng giác,57,Lương giáo viên,3,Ma trận đề thi,7,MathType,7,McMix,2,McMix bản quyền,3,McMix Pro,3,McMix-Pro,3,Microsoft phỏng vấn,11,MTBT Casio,28,Mũ và Logarit,38,MYTS,8,Nghịch lí Toán học,11,Ngô Bảo Châu,49,Nhiều cách giải,36,Những câu chuyện về Toán,15,OLP-VTV,33,Olympiad,308,Ôn thi vào lớp 10,3,Perelman,8,Ph.D.Dong books,7,Phần mềm Toán,26,Phân phối chương trình,8,Phụ cấp thâm niên,3,Phương trình hàm,4,Sách giáo viên,15,Sách Giấy,11,Sai lầm ở đâu?,13,Sáng kiến kinh nghiệm,8,SGK Mới,24,Số học,57,Số phức,34,Sổ tay Toán học,4,Tạp chí Toán học,38,TestPro Font,1,Thiên tài,95,Thống kê,2,Thơ - nhạc,9,Thủ thuật BLOG,14,Thuật toán,3,Thư,2,Tích phân,79,Tính chất cơ bản,15,Toán 10,149,Toán 11,179,Toán 12,392,Toán 9,67,Toán Cao cấp,26,Toán học Tuổi trẻ,26,Toán học - thực tiễn,100,Toán học Việt Nam,29,Toán THCS,22,Toán Tiểu học,5,toanthcs,6,Tổ hợp,39,Trắc nghiệm Toán,222,TSTHO,5,TTT12O,1,Tuyển dụng,11,Tuyển sinh,272,Tuyển sinh lớp 6,8,Tỷ lệ chọi Đại học,6,Vật Lý,24,Vẻ đẹp Toán học,109,Vũ Hà Văn,2,Xác suất,28,
ltr
item
Toán Học Việt Nam: Học toán để thông minh hơn và kiếm được tiền
Học toán để thông minh hơn và kiếm được tiền
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBlJBy3kfyFRte5jmm7b5NC0U9TRtz6p5SxQLiFUAJFH-8hhUNLdodXOnU9fQkR4cTR29QBz5tHPvJdoFQ357-IktgGEkhR8JOENYDyhIfdGzqvD3BE2XCgltkvk2Tzz6vbSD3szIS2Z43/s1600/_20191125_115207.JPG
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBlJBy3kfyFRte5jmm7b5NC0U9TRtz6p5SxQLiFUAJFH-8hhUNLdodXOnU9fQkR4cTR29QBz5tHPvJdoFQ357-IktgGEkhR8JOENYDyhIfdGzqvD3BE2XCgltkvk2Tzz6vbSD3szIS2Z43/s72-c/_20191125_115207.JPG
Toán Học Việt Nam
https://www.mathvn.com/2019/11/hoc-toan-e-thong-minh-hon-va-kiem-uoc.html
https://www.mathvn.com/
https://www.mathvn.com/
https://www.mathvn.com/2019/11/hoc-toan-e-thong-minh-hon-va-kiem-uoc.html
true
2320749316864824645
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts XEM TẤT CẢ Xem thêm Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS Xem tất cả BÀI ĐỀ XUẤT CHO BẠN LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Về Trang chủ Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Mục lục bài viết